Xuất bản 7 thg 7, 2016
CTV Danlambao - Sáng ngày 7/7/2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời yêu cầu bộ trưởng tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức.
Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà tiến về uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch để nêu nguyện vọng chính đáng. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.
Đến khoảng 11 giờ trưa, khi bà con còn cách trụ sở uỷ ban huyện khoảng 2 km thì bị chặn lại. Hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động một lực lượng đông đảo, bao gồm CA, cảnh sát cơ động, an ninh thường phục, đoàn viên thanh niên cộng sản… để đối đầu với nhân dân.
Thậm chí, cả quân đội và các thành phần mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản cũng đã được huy động để chống biểu tình.
Ngay sau đó, lực lượng CA, cảnh sát cơ động đã bất ngờ ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình. Nhiều tiếng súng đã vang lên cùng hàng loạt lựu đạn cay được ném thẳng về phía bà con ngư dân tay không tấc sắt.
Theo ghi nhận, ít nhất hai người dân đã bị đánh gây thương tích trầm trọng và phải nhập viện, hàng chục người khác cũng bị đánh đến mức đổ máu.
Một người bị CA đánh đổ máu
Trong một video phổ biến trên mạng xã hội, có thể thấy cảnh nhiều ngư dân phẫn nộ đã dùng gạch đá đáp trả, khiến lực lượng CA đàn áp phải rút lên trên cầu.
Tuy vậy, cuộc đối đầu không cân sức cũng nhanh chóng kết thúc, bà con ngư dân sau đó đã phải rút lui trước lực lượng cảnh sát cơ động đông đảo, trang bị vũ khí đến tận răng.
Hình ảnh khói mù mịt từ các quả lựu đạn cay ném ra xối xả không khác gì cảnh tượng thời chiến.
Cũng như bao địa phương khác, người dân giáo xứ Cồn Sẻ và bà con ngư dân Quảng Bình là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc Formosa thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển.
Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, đời sống bà con ngày càng khó khăn và khủng hoảng. Hầu hết những người dân nơi đây đều sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng nay thì biển đã chết, bà con không biết làm gì để lo cho gia đình, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học…
Trong khi đó, giới chức địa phương lại không hề hỗ trợ ngư dân. Trái lại, khi bà con xuống đường biểu tình nêu lên nguyện vọng ôn hoà thì lại bị đàn áp đẫm máu.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà tiến về uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch để nêu nguyện vọng chính đáng. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.
Đến khoảng 11 giờ trưa, khi bà con còn cách trụ sở uỷ ban huyện khoảng 2 km thì bị chặn lại. Hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động một lực lượng đông đảo, bao gồm CA, cảnh sát cơ động, an ninh thường phục, đoàn viên thanh niên cộng sản… để đối đầu với nhân dân.
Thậm chí, cả quân đội và các thành phần mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản cũng đã được huy động để chống biểu tình.
Ngay sau đó, lực lượng CA, cảnh sát cơ động đã bất ngờ ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình. Nhiều tiếng súng đã vang lên cùng hàng loạt lựu đạn cay được ném thẳng về phía bà con ngư dân tay không tấc sắt.
Theo ghi nhận, ít nhất hai người dân đã bị đánh gây thương tích trầm trọng và phải nhập viện, hàng chục người khác cũng bị đánh đến mức đổ máu.
Một người bị CA đánh đổ máu
Trong một video phổ biến trên mạng xã hội, có thể thấy cảnh nhiều ngư dân phẫn nộ đã dùng gạch đá đáp trả, khiến lực lượng CA đàn áp phải rút lên trên cầu.
Tuy vậy, cuộc đối đầu không cân sức cũng nhanh chóng kết thúc, bà con ngư dân sau đó đã phải rút lui trước lực lượng cảnh sát cơ động đông đảo, trang bị vũ khí đến tận răng.
Hình ảnh khói mù mịt từ các quả lựu đạn cay ném ra xối xả không khác gì cảnh tượng thời chiến.
Cũng như bao địa phương khác, người dân giáo xứ Cồn Sẻ và bà con ngư dân Quảng Bình là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc Formosa thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển.
Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, đời sống bà con ngày càng khó khăn và khủng hoảng. Hầu hết những người dân nơi đây đều sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng nay thì biển đã chết, bà con không biết làm gì để lo cho gia đình, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học…
Trong khi đó, giới chức địa phương lại không hề hỗ trợ ngư dân. Trái lại, khi bà con xuống đường biểu tình nêu lên nguyện vọng ôn hoà thì lại bị đàn áp đẫm máu.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét