GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 SẼ ĐƯỢC TRUMP TÁI TỤC
Hiệp định Paris (dân miền Nam gọi là Hiệp định Ba Lê" là một Hiệp định "đình chiến" được ký ngày 27/01/1973 bởi 4 bên là "Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cộng sản Bắc Việt) và Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam hay gọi là cộng phỉ miền Nam)" với sự chứng kiến của các bên và Liên Hợp quốc.
Hiệp định này với ý nghĩa chính là "chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam", tức sẽ thống nhứt 2 miền Nam - Bắc Việt Nam bằng giải pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực để "giải phóng" mà phải tổng tuyển cử tự do.
Nội dung hiệp định được chia thành 9 chương, ở đây tui chỉ trích 3 chương căn bản như sau:
- Chương 1: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva ký năm 1954;
- Chương 4: Gồm các điểm trọng yếu sau:
+ Hoa Kỳ và cộng sản Bắc Việt cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
+ Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam).
+ Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng phỉ miền Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.
+ Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
+ Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau.
+ Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng chín mươi ngày.
+ Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ.
+ Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận.
+!Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
+ Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, cộng phỉ miền Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, "phù hợp với tình hình sau chiến tranh".
+ Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt.
+ Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị..
- Chương 5: Sự "tái thống nhất Việt Nam" sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đợi thống nhất, ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không được tính là biên giới quốc gia theo như quy định tại Hiệp định Genève. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình.
Qua 3 chương được trích ra từ Hiệp định Paris 1973 cho thấy rằng "cộng sản Bắc Việt đã vi phạm nghiêm trọng nội dung của Hiệp định khi xua quân đánh cướp miền Nam Việt Nam vào tháng 4/1975".
Sau khi vi phạm Hiệp định Paris 1973, để che mắt thiên sau khi đã "đánh cướp miền Nam" một năm sau đó, vào ngày 25/4/1976 cộng sản Việt Nam tổ chức "tổng tuyển cử cả nước" để bầu lên "quốc hội trá hình".
Một kịch bản "hoàn hảo" nhằm "hợp thức hóa" việc vi phạm Hiệp định Paris 1973 để "ăn cướp hợp pháp" miền Nam Việt Nam đã được cộng sản Bắc Việt thực hiện đó là đã ra lịnh "giải tán" cái đảng bộ của Đảng Lao động ở miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam) vào ngày 30/4/1975. Sau đó tiến tới xóa tên hoàn toàn Đảng Lao động Việt Nam vào ngày 20/12/1976 để đổi thành tên đảng cộng sản Việt Nam như hiện nay. Kịch bản này vừa cho thế giới thấy rằng cộng sản Bắc Việt đã thực thi việc "tổng tuyển cử" như Hiệp định Paris 1973 đã nêu đồng thời cũng chạy được cái tội "khủng bố - tội ác chống lại loài người" của cộng phỉ miền Nam vì nó đã bị cộng sản "xóa sổ".
Tuy nhiên, dù có gian manh, quỷ quyệt đến cỡ nào thì rõ ràng cộng sản Việt Nam vẫn không che đậy được cái tội tày trời đó là đã đơn phương vi phạm tinh thần của Hiệp định Paris 1973 đó là "dùng vũ lực đánh cướp miền Nam" với chiến dịch mùa xuân năm 1975, đồng thời cũng sẽ không bao giờ xóa bỏ được "tội ác chống lại loài người của bọn cộng phỉ miền Nam bởi những hành vi khủng bố man rợ mà chúng đã gây ra cho chính dân tộc của chúng qua những bằng chứng như đắp mô, ném lựu đạn, pháo kích vào trường học, thảm sát dân thường vào dịp tết Mậu Thân năm 1968,...
Một lần nữa tui khẳng định Hiệp định Paris 1973 tuy đã có 45 năm tuổi nhưng vẫn còn nguyên tính pháp lý của nó như Hiệp định đình chiến ở bán đảo Triều Tiên ký cách đây 65 năm, tức vào năm 1953 vậy. Về nguyên tắc pháp lý thì khi một Hiệp định chưa được thực thi thì giá trị của nó vẫn còn nguyên.
Mặc khác, Hiệp định Ba Lê 1973 dựa trên tinh thần nội dung của Hiệp định Geneva ký năm 1954. Theo Hiệp định Geneva 1954 thì vỹ tuyến 17 là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc tại Việt Nam, tương tự như vỹ tuyến 38 ở bán đảo Triều Tiên. Theo Hiệp định Geneva 1954 thì phía Nam vỹ tuyến 17 là sở hữu của nhân dân miền Nam được nhân dân ủy quyền quản lý thông qua chính phủ Quốc gia Việt Nam sau này là Việt Nam Cộng Hòa. Cái độc đáo nhưng cũng là cái gai vẫn luôn gây ra nhức nhối cho đến tận bay giờ đối với Trung cộng và cộng sản Việt Nam nằm ở chỗ này, bởi vì:
Vào năm 1958, tức sau 04 năm Hiệp định Geneva 1954 có hiệu lực, thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã gửi công thư công nhận toàn bộ Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò hiện nay là của Trung cộng. Trung cộng cầm trong tay cái công thư 1958 kia để làm bằng chứng "nhận vơ - bán bừa" chủ quyền biển đảo Việt Nam của cộng sản Việt Nam, cái công thư 1958 này được Trung cộng dùng làm tấm "băng keo" dán miệng cộng sản Việt Nam, lấy đó làm bằng chứng gửi lên Liên Hợp quốc khẳng định tính pháp lý của đường lưỡi bò. Đây cũng chính là lý do mà cộng sản Việt Nam không bao giờ dám kiện Trung cộng lên Tòa công ước PCA như Phillipines đã làm và đã thắng kiện vào năm 2016.
Trong khi Trung cộng lấy cái công thư 1958 làm bằng chứng pháp lý để cướp Hoàng Sa, Trường Sa và bảo vệ yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông thì phía cộng sản Việt Nam luôn phủ nhận tính pháp lý của công thư này. Việc cộng sản Việt Nam phủ nhận tính pháp lý của công thư 1958 do Phạm Văn Đồng ký vô tình rơi vào cảnh "lạy ông con ở bụi này".
Bởi vì khi công thư 1958 là "sai" tức một lần nữa ngay ở thời đại này cái Hiệp định Geneva 1954 vẫn có giá trị pháp lý khi giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung cộng. Cộng sản Việt Nam lấy Hiệp định Geneva 1954 làm bằng chứng pháp lý thì xem như đã công nhận giá trị pháp lý của Hiệp định Ba Lê 1973, bởi Hiệp định Ba Lê 1973 được căn cứ trên tinh thần Hiệp định Geneva 1954 như đã nói ở trên.
Mặc dù cộng sản Việt Nam không dám kiện Trung cộng như Phillipines nhưng không phải là Biển Đông sẽ bị chìm vào lịch sử. Ai sẽ lấy lại Biển Đông cho Việt Nam ? Đó chính là Mỹ. Khi nói ra câu này chắc chắn sẽ không ít kẻ phê phán bằng giọng điệu "đừng trông chờ người khác mà hãy tự đứng trên đôi chân của mình". Kemeno, tui không quan tâm.
Thật vậy, khi Trump lên làm tổng thống, ngoài tuyên bố "sẽ xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ra" thì những việc có liên can với Mỹ dù từ rất xưa mà Mỹ với tư cách đồng minh đã được Trump tái dựng, thực hiện. Trước tiên là việc Trump công nhận với Israel và dời luôn Đại sứ quán Mỹ về Jesusalem. Sau đó là Trump vẫn tiếp tục duy trì tính pháp lý của Hiệp định đình chiến năm 1953 ở bán đảo Triều Tiên. Trump tăng cường hỗ trợ Đài Loan và đặc biệt vào ngày 11/11/2017 khi hội đàm với Trần Đại Quang, Trump hứa sẽ giúp Việt Nam về vấn đề Biển Đông với tư cách "người hòa giải".
Cơ sở nào để Trump làm "người hòa giải tốt" ở Biển Đông ? Đó chính là Hiệp định Paris 1973 mà Nixxon đã chủ trì, áp đặt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào. Muốn giúp Việt Nam lấy lại biển đảo đã mất vào tay Trung cộng thì Trump phải tái tục Hiệp định Paris 1973, đây là nước cờ triệt buộc trong ván cờ domino ở Biển Đông mà tui đã từng nhận định vào ngày 02/6/2018./.
Tran Hung.
http://www.thesaigonposts.com/2018/10/gia-tri-phap-ly-cua-hiep-inh-paris-1973.html?fbclid=IwAR2RVgY7fO89-3RBeAi_2qZMdB4BC5PzqczkN-cyzC3ADXJRtzSmihmkNPc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét