Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào và chưa biết ai mới là đại diện cho nhân dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhé.
Theo Điều khoản V của Hiến pháp, Quộc hội có thể đề xuất các tu chính án hiến pháp. Thêm vào đó, hai phần ba của các tiểu bang cũng có thể tổ chức các hội nghị để đề xuất tu chính án. Sau khi được thông qua theo Hiến pháp, các tu chính án đều được xem là một phần của Hiến pháp.
Hiến pháp Hoa Kỳ đặt quyền của người dân lên trên hết. Do đó mỗi khi có biểu tình đa số ở trên 2/3 các tiểu bang thì 2/3 các tiểu bang này sẽ tổ chức các hội nghị và các tu chính án mới sẽ được thông qua như một phần của hiến pháp.
Tổng thống Trump và Nhà Trắng đã không sai khi cho rằng tổng thống – người đứng đầu chính quyền liên bang – có quyền ban hành các sắc lệnh liên quan đến vấn đề di trú và nhập cư. Theo luật liên bang, tổng thống có thể tạm ngừng việc nhập cư của một nhóm người nếu họ là thành phần “nguy hiểm” đối với quốc gia (“detrimental” to the nation).
Trong lịch sử Hoa Kỳ, vào năm 1924, vì lý do “bảo vệ nước Mỹ” mà Tổng thống Calvin Coolidge đã từng ký ban hành Đạo Luật Di trú Johnson-Reed (The Immigration Act of 1924 – Johnson-Reed Act), cấm toàn bộ người di dân từ châu Á và định ra hạn ngạch rất thấp cho con số thị thực mà Hoa Kỳ sẽ cấp cho từng quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, người gốc Á châu tại Mỹ thời đó cũng không được nhập quốc tịch Mỹ.
Trước đó, vào năm 1850, Quốc hội Mỹ cũng từng ban hành Đạo luật Ngăn chận người Trung Hoa (Chinese Exclusion Act of 1850) cấm di dân từ Trung Quốc trong vòng 10 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét