Xuất bản 17 thg 6, 2016
Nguồn: Thuy nga,Diễn Giả Thành Lê
Phản động (chữ Hán: 反動) là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ. Trái nghĩa với "phản động" là "cách mạng", "tiến bộ".[1]
Từ "phản động" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Tiếng Trung Quốc vay mượn từ "phản động" từ tiếng Nhật.[2] "Phản động" trong tiếng Nhật được gọi là "handō" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji), khi viết được ghi lại bằng hai chữ Hán là "反動" (âm Hán Việt: phản động, xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "反動" là từ người Nhật dùng để dịch từ tiếng Anh "reactionary". Người Trung Quốc mượn từ "反動" của tiếng Nhật nhưng không đọc hai chữ đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung.[2]
Từ phản động trong tiếng Anh "reactionary" bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "réactionnaire" (trong tiếng Pháp có nghĩa là phản động).[3] Từ "phản động" được dùng lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp. Nhiều người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động tức đi ngược "trào lưu tiến hóa" (tiếng Pháp: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này nhiều người theo chủ nghĩa xã hội xem những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản là "phản động" vì lý thuyết của họ cho rằng nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản xem mình là "bảo thủ" chứ không gọi là "phản động". Nhiều người coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,...) là "phản động".
Phản động (chữ Hán: 反動) là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ. Trái nghĩa với "phản động" là "cách mạng", "tiến bộ".[1]
Từ "phản động" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Tiếng Trung Quốc vay mượn từ "phản động" từ tiếng Nhật.[2] "Phản động" trong tiếng Nhật được gọi là "handō" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji), khi viết được ghi lại bằng hai chữ Hán là "反動" (âm Hán Việt: phản động, xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "反動" là từ người Nhật dùng để dịch từ tiếng Anh "reactionary". Người Trung Quốc mượn từ "反動" của tiếng Nhật nhưng không đọc hai chữ đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung.[2]
Từ phản động trong tiếng Anh "reactionary" bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "réactionnaire" (trong tiếng Pháp có nghĩa là phản động).[3] Từ "phản động" được dùng lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp. Nhiều người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động tức đi ngược "trào lưu tiến hóa" (tiếng Pháp: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này nhiều người theo chủ nghĩa xã hội xem những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản là "phản động" vì lý thuyết của họ cho rằng nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản xem mình là "bảo thủ" chứ không gọi là "phản động". Nhiều người coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,...) là "phản động".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét