Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015
Đàn Bầu hay nhất thế giới (Vietnamese monochord)
1. Se Chỉ Luồn Kim
2. Suối Mơ
3. Lý Thương Nhau
4. Con Thuyền Không Bến
5. Lý Tứ Đại
6. Dáng Đứng Bến Tre
7. Giận Mà Thương
8. Lên Ngàn
9. Đi Cấy
10. Đêm Đông
11. Cây Trúc Sinh
12. Giọt Mưa Thu
13. Lý Ngựa Ô
14. Lý Chiều Chiều
15. Mưa Trên Phố Huế
Giới thiệu Các sản phẩm quê hương Việt Nam: http://quatgiay.com.vn
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm (獨絃琴), là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng. Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ
Cách sử dụng/gảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn. Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, còn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm. Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội. Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy. Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét