Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

TBT Trọng ám chỉ thủ tướng Dũng tham nhũng, xu nịnh, mị dân…



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra hàng loạt "tiêu chuẩn" như: không tham nhũng, xu nịnh, mị dân… trong việc lựa chọn ủy viên ủy viên bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa tới.

Tuyên bố trên được đưa ra trong phiên bế mạc hội nghị trung ương đảng lần thứ 11 hôm 7/5/2015, đây được xem là nỗ lực cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc loại bỏ quyền lực đang lên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau 4 ngày họp kín, công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng 12 vào năm 2016 hiện đang được giữ bí mật, đặc biệt là đối với các chức danh chủ chốt.

"Tiêu chuẩn" nhân sự 

Phát biểu về phương hướng lựa chọn ủy viên ban chấp hành trung ương khóa tới, TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ứng viên phải có "tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’’.

Về "tiêu chuẩn đạo đức’’, ông Trọng yêu cầu ứng viên là những người "Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực…; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi’’.

Số lượng 200 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng hiện nay sẽ tăng vọt lên con số 290 người vào khóa tới. Đây là kết quả màn thắng thế trước đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế TBT đảng CSVN tương lai.

Ám chỉ Nguyễn Tấn Dũng

TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của Nguyễn Tấn Dũng bằng tuyên bố:

‘’Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: 

- có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; 
- để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; 
- không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; 
- kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; 
- bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay”.

Đổ lỗi "thế lực thù địch" phá hoại nội bộ

Dù vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.

Đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh chấp quyền lực trong nội bộ cộng sản, nhưng trong phát biểu phiên bế mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn không quên đổ lỗi cho sự phá hoại của các ‘’thế lực thù địch’’.

“Kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại, gây rối nội bộ ta”, ông Trọng cảnh báo.

Tương quan lực lượng tại hội nghị 11 dường như đã thay đổi, dấu hiệu về một cuộc chiến quyền lực khốc liệt sẽ diễn ra từ đây cho đến cuối năm. 

Lá bài cuối được hai phe tung ra sẽ là những nhân sự được Trung Cộng hậu thuẫn trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Những thỏa ước ký kết từ Mật nghị Thành Đô 1990 đang đến gần hơn bao giờ hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét