Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015
Cấm tri ân Liệt Sỹ Việt Nam hy sinh tại TS 1988, nhưng lại tri ân Liệt S...
Báo Thanh Niên cùng một số đơn vị phối hợp dự định tổ chức lễ tưởng
niệm, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma vào ngày
14/3 vừa qua tại Cam Ranh, Khánh Hòa, nhưng bị hủy vào giờ chót.
Ai cấm, vì sao cấm?
24
năm trôi qua, kể từ ngày xảy ra trận chiến ngày 14/3/1988, không có bất
cứ một thông tin hay hoạt động tưởng nhớ chính thức về biến cố lịch sử
này. Những người nằm xuống dường như đã bị quên hẳn, những người sống
sót tự thân phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh hằng ngày mà không được
sự hỗ trợ nào để được gọi là xứng đáng với chủ trương đền ơn đáp nghĩa
mà Nhà Nước thường tuyên bố.
6 giờ sáng ngày 14/3/1988 Hải Quân
Trung quốc tung hỏa lực tấn công cùng lúc 3 đảo thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Một cuộc chiến không cân sức,
mà thế yếu thuộc về Việt Nam, diễn ra trong hai ngày. Đến ngày 16/3/1988
thì Trung Quốc chiếm được đảo Gạc Ma và giữ cho đến nay. Kết quả cuối
cùng, Hải Quân Việt Nam hy sinh 64 chiến sỹ và 3 tàu vận tải tác chiến.
Người
dân Việt Nam biết nhiều về trận chiến Trường Sa 1988, mà trong tài liệu
Hải Quân thì gọi là CQ-88 (Chủ Quyền-88), là do đoạn video clip mà phía
Trung quốc tung lên youtube. Người dân chứng kiến hàng loạt đạn đại
pháo nã vào người lính Việt Nam đang can trường bám đảo. Họ như nghe
vang lạị câu nói hào hùng của Thiếu úy Trần Văn Phương: "Thà hy sinh chứ
không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ cương
quyết không để mất đảo." Thiếu úy Trần Văn Phương là người hy sinh đầu
tiên trong trận chiến khi trong tay quyết giữ chặt lá cờ Việt Nam.
Một
phần tư thế kỷ trôi qua các anh vẫn nằm hoang lạnh dưới đáy biển. Việc
đưa các anh về đất liền để hương khói không phải là khó. Nhưng vì lý do
nào đó chính quyền vẫn không vận động hoặc yêu cầu chính phủ Trung Quốc
đừng làm khó trong chuyện quy tập các anh về.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét