Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014
Chiến tranh biên giới Việt-Trung trận Núi Lão Sơn 1509 đẫm máu 1984 part 2
Tương quan lực lượng tham chiến
Phía Trung Quốc:
Tướng chỉ huy: Dương Đắc Chí
Chiến lực: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11,Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13.
Số binh sĩ thương vong: Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sĩ tử trận).
Phía Việt Nam:
Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng
Lực lượng tham chiến: Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356 chính quy, địa phương quân và dân binh.
Số binh sĩ thương vong: Bất minh (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường). Dự đoán binh sĩ tử trận khoảng 4000 binh sĩ.
Theo nguồn tin của phóng viên chiến trường của NHK được biết chính xác là: Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316 VN sau 10 giờ giao tranh với Sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu vực Na Lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984, phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại mặt trận.
2/ Quá trình đưa đến sự giao tranh
Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn với cao độ 1422,2 m so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí -- Tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt Nam đã khiến Tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp Tướng Võ Nguyên Giáp -- một thiên tài quân sự của Việt Nam.
Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, Tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ Ban lãnh đạo Việt Nam. Phía Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: dụ địch vào sâu nội địa; cắt đứt quân viện hậu cần; tổng phản công... một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ quốc hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.
Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động quân sự này khiến trên 500 chiến xa của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của Tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương quân VN.
Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh của Tướng Dương Đắc Chí, quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.
Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy một ngày, Tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của Quân khu Côn Minh dưới quyền Tướng Dương Đắc Chí đã hoàn toàn bị xóa sổ.
Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng Tham mưu trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét