PHẠM QUANG NGHỊ ĐI MỸ ĐỂ LẤY ĐIỂM VỚI ĐÀN ANH BẮC KINH .
(( Nhiều người đã đặt câu hỏi: Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ để làm gì? Có thành công không? Người ta cũng chú ý đến món quà lạ lùng mà ông Nghị "tặng" cho Thượng nghị sĩ John McCain, món quà chỉ có thể coi là một sự hạ nhục [1]: hai tấm ảnh chụp bia kỷ niệm chỗ bắn rơi máy bay của McCain, bia khắc ông McCain đang quỳ gối giơ tay đầu hàng và có dòng chữ "NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 12 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY".
Đối với một người bình thường ở một nước văn minh, thì chỉ cái giọng kém học thức, gọi kẻ địch là "tên", và đánh vần sai be bét cũng đủ khiến phải giấu tấm bia đó đi, đừng nói là chụp ảnh nó rồi đưa cho người trong cuộc, mà nay đã thành Thượng nghị sĩ của một siêu cường. Có bao giờ một lãnh đạo Việt Nam dám đưa một tấm ảnh chụp bia kỷ niệm một tướng Tàu trong tình trạng tương tự cho đương sự? À, có bia đâu mà chụp, Việt Nam đời nào dám tạc bia kỷ niệm chiến tranh với Tàu cộng.
Tuy nhiên chuyện tặng quà này rất dễ hiểu nếu ta đọc một phát ngôn khác của ông Phạm Quang Nghị trong chuyến đi [2]:
"Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay".
Rõ ràng là, với tuyên bố này cũng như với "món quà" cho TNS McCain, ông Phạm Quang Nghị muốn nhắc cho Chính phủ Mỹ nhớ lại thời kỳ thù địch giữa hai nước. Ông không nhắc lại thời đó với giọng điệu của một cựu chiến binh đã thoát khỏi hận thù và hướng về tương lai, như ông McCain khi thăm Việt Nam, mà nhắc lại với những lời lẽ và hành động xỏ xiên, châm chọc.
Trong khi đó, khi nói về cuộc tranh chấp biển đảo với Tàu thì...
"Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở Biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng".
Tức là: Chúng tôi vẫn tiếp tục chung thủy, bốn tốt, 16 chữ vàng với ông anh của chúng tôi, các ông (Mỹ) đừng hòng mà xen vào.
Những việc chính thức đã làm với chính phủ Mỹ thì gói gọn trong vài câu rỗng tuếch, sặc mùi Tuyên giáo: "Trao đổi làm việc", "Trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm", "Các cuộc gặp, làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau"[2].
Tới đây thì chúng ta có thể trả lời câu hỏi về mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị: thứ nhất, là để trấn an và gián tiếp xin lỗi người anh cả phương Bắc sau vụ giàn khoan HY981, cho ông ta vững lòng rằng "thằng nhỏ" vẫn trung thành, không nghĩ tới chuyện đi tìm đồng minh khác. Thứ hai, là để làm sao cho Mỹ từ bỏ ý định xáp lại gần Việt Nam, thậm chí còn bực mình tránh xa "thằng nhỏ" vô ơn mà mình đã lên tiếng ủng hộ trong những ngày nó bị anh nó bắt nạt.
Chúng ta cũng hiểu tại sao Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được Mỹ mời mà không đi, lại đi... Ba Lan trong thời gian đó. Phạm Bình Minh là người đã từng làm ngoại giao ở Anh, Mỹ và Liên Hiệp Quốc, lại là con cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người có khuynh hướng thân Tây phương và nghi kỵ Tàu (ít ra là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam) và nghe nói đã bị Trung Quốc đẩy ra khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Hẳn ông ta không thể được Tàu tin cậy bằng Phạm Quang Nghị, một apparatchik thuần túy, thành viên lâu năm và cựu Phó Trưởng ban của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (Ban Tuyên giáo Trung ương hiện thời), nơi tập hợp những cái đầu thủ cựu, hẹp hòi, maoist, thân Tàu nhất trong Đảng. Chỉ việc thay đổi sứ giả cũng đã cho thấy mục đích của chuyến đi. Rất có thể, đây là giá mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải trả để đổi lại việc giàn khoan HY981 nhổ neo sớm một tháng.
Về câu hỏi "chuyến đi có thành công không", tôi nghĩ rằng có lẽ đã thành công đối với mục đích thứ nhất (trấn an người anh cả, thậm chí làm cho ngài hể hả). Về mục đích thứ hai (chọc giận và đẩy Mỹ ra) thì chưa chắc, vì những hành động và lời nói của ông Phạm Quang Nghị quá con nít và lộ liễu – nhưng chắc chắn không thể nói là chuyến đi đã giúp xúc tiến quan hệ Việt Mỹ.
Còn một mục đích nữa có thể nằm trong đầu ông Phạm Quang Nghị – đó là cái ghế Tổng Bí thư biết đâu có thể tới với ông trong tương lai, nhờ sự nâng đỡ của đàn anh Tàu đang hồ hởi với chuyến đi này. Chuyến đi sẽ giúp nhiều cho chuyện đó. Hơn nữa, chức Tổng Bí thư phải cho một người có tầm cỡ trí tuệ tương đương như ngài đương kim Tổng Bí thư kiêm Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, mà tiêu chuẩn đó thì ông Phạm Quang Nghị rất vừa vặn.))
( Những thành công trong chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị_ Tác giả : Phạm Quang Tuấn )
Nguồn BVN.
(( Nhiều người đã đặt câu hỏi: Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ để làm gì? Có thành công không? Người ta cũng chú ý đến món quà lạ lùng mà ông Nghị "tặng" cho Thượng nghị sĩ John McCain, món quà chỉ có thể coi là một sự hạ nhục [1]: hai tấm ảnh chụp bia kỷ niệm chỗ bắn rơi máy bay của McCain, bia khắc ông McCain đang quỳ gối giơ tay đầu hàng và có dòng chữ "NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 12 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY".
Đối với một người bình thường ở một nước văn minh, thì chỉ cái giọng kém học thức, gọi kẻ địch là "tên", và đánh vần sai be bét cũng đủ khiến phải giấu tấm bia đó đi, đừng nói là chụp ảnh nó rồi đưa cho người trong cuộc, mà nay đã thành Thượng nghị sĩ của một siêu cường. Có bao giờ một lãnh đạo Việt Nam dám đưa một tấm ảnh chụp bia kỷ niệm một tướng Tàu trong tình trạng tương tự cho đương sự? À, có bia đâu mà chụp, Việt Nam đời nào dám tạc bia kỷ niệm chiến tranh với Tàu cộng.
Tuy nhiên chuyện tặng quà này rất dễ hiểu nếu ta đọc một phát ngôn khác của ông Phạm Quang Nghị trong chuyến đi [2]:
"Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay".
Rõ ràng là, với tuyên bố này cũng như với "món quà" cho TNS McCain, ông Phạm Quang Nghị muốn nhắc cho Chính phủ Mỹ nhớ lại thời kỳ thù địch giữa hai nước. Ông không nhắc lại thời đó với giọng điệu của một cựu chiến binh đã thoát khỏi hận thù và hướng về tương lai, như ông McCain khi thăm Việt Nam, mà nhắc lại với những lời lẽ và hành động xỏ xiên, châm chọc.
Trong khi đó, khi nói về cuộc tranh chấp biển đảo với Tàu thì...
"Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở Biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng".
Tức là: Chúng tôi vẫn tiếp tục chung thủy, bốn tốt, 16 chữ vàng với ông anh của chúng tôi, các ông (Mỹ) đừng hòng mà xen vào.
Những việc chính thức đã làm với chính phủ Mỹ thì gói gọn trong vài câu rỗng tuếch, sặc mùi Tuyên giáo: "Trao đổi làm việc", "Trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm", "Các cuộc gặp, làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau"[2].
Tới đây thì chúng ta có thể trả lời câu hỏi về mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị: thứ nhất, là để trấn an và gián tiếp xin lỗi người anh cả phương Bắc sau vụ giàn khoan HY981, cho ông ta vững lòng rằng "thằng nhỏ" vẫn trung thành, không nghĩ tới chuyện đi tìm đồng minh khác. Thứ hai, là để làm sao cho Mỹ từ bỏ ý định xáp lại gần Việt Nam, thậm chí còn bực mình tránh xa "thằng nhỏ" vô ơn mà mình đã lên tiếng ủng hộ trong những ngày nó bị anh nó bắt nạt.
Chúng ta cũng hiểu tại sao Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được Mỹ mời mà không đi, lại đi... Ba Lan trong thời gian đó. Phạm Bình Minh là người đã từng làm ngoại giao ở Anh, Mỹ và Liên Hiệp Quốc, lại là con cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người có khuynh hướng thân Tây phương và nghi kỵ Tàu (ít ra là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam) và nghe nói đã bị Trung Quốc đẩy ra khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Hẳn ông ta không thể được Tàu tin cậy bằng Phạm Quang Nghị, một apparatchik thuần túy, thành viên lâu năm và cựu Phó Trưởng ban của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (Ban Tuyên giáo Trung ương hiện thời), nơi tập hợp những cái đầu thủ cựu, hẹp hòi, maoist, thân Tàu nhất trong Đảng. Chỉ việc thay đổi sứ giả cũng đã cho thấy mục đích của chuyến đi. Rất có thể, đây là giá mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải trả để đổi lại việc giàn khoan HY981 nhổ neo sớm một tháng.
Về câu hỏi "chuyến đi có thành công không", tôi nghĩ rằng có lẽ đã thành công đối với mục đích thứ nhất (trấn an người anh cả, thậm chí làm cho ngài hể hả). Về mục đích thứ hai (chọc giận và đẩy Mỹ ra) thì chưa chắc, vì những hành động và lời nói của ông Phạm Quang Nghị quá con nít và lộ liễu – nhưng chắc chắn không thể nói là chuyến đi đã giúp xúc tiến quan hệ Việt Mỹ.
Còn một mục đích nữa có thể nằm trong đầu ông Phạm Quang Nghị – đó là cái ghế Tổng Bí thư biết đâu có thể tới với ông trong tương lai, nhờ sự nâng đỡ của đàn anh Tàu đang hồ hởi với chuyến đi này. Chuyến đi sẽ giúp nhiều cho chuyện đó. Hơn nữa, chức Tổng Bí thư phải cho một người có tầm cỡ trí tuệ tương đương như ngài đương kim Tổng Bí thư kiêm Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, mà tiêu chuẩn đó thì ông Phạm Quang Nghị rất vừa vặn.))
( Những thành công trong chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị_ Tác giả : Phạm Quang Tuấn )
Nguồn BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét